Chat ngay

HOTLINE

0915.641.336

Tiểu Đêm – Tiểu Không Tự Chủ

Icon Kim Q

 

 

 

  Nhà thuốc nam

 Kim quy diệu dược   –   Điện thoại, Zalo: 091 564 1336

Tiểu đêm, tiểu không tự chủ

  1. Bài thuốc chữa: Tiểu đêm, tiểu không tự chủ:

Thuốc Chữa Tiểu Đêm

Thuốc chữa tiểu đêm, tiểu không tự chủ

Thuốc có tác dụng rất hiệu quả, đa số bệnh nhân chỉ cần dùng 1 tháng thuốc, bệnh đã ổn định.

Giá tham khảo:

2. Thông tin thêm về bệnh Tiểu đêm, tiểu không tự chủ:

Tiểu không tự chủ là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống nói chung. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể cải thiện hiệu quả nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, tình trạng có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát khi ho, hắt hơi hoặc cảm giác muốn đi tiểu diễn ra đột ngột, liên tục đến mức không thể phản ứng kịp. Vấn đề này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

Cụ thể, hệ thống tiết niệu được cấu tạo bởi thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các bộ phận sẽ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ lọc, chứa và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Ban đầu, nước tiểu di chuyển xuống niệu quản và được chứa tại bàng quang, đến khi đầy, não sẽ ngay lập tức phát tín hiệu cần đi tiểu. Lúc này, cơ vòng mở, chất thải ra khỏi bàng quang và chảy tự do ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo.

Đây chính là quá trình hoạt động bình thường khi hệ thống tiết niệu vận hành trơn tru, cho phép chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi tiểu. Ngược lại, hiện tượng tiểu mất kiểm soát xảy ra khi các cơ quan này gặp trục trặc do một số nguyên nhân khác nhau.

Hệ Bài Tiết Nước Tiểu

Hệ bài tiết nước tiểu.

Các loại tiểu không kiểm soát

Bệnh tiểu không tự chủ được phân loại thành các nhóm chính như sau:

1. Tiểu gấp không kiểm soát

Nhóm này đặc trưng bởi dấu hiệu cần đi tiểu ngay lập tức, xảy ra đột ngột và dữ dội khiến người bệnh không kịp phản ứng, dẫn đến hiện tượng són tiểu. Tiểu gấp có thể xuất phát từ tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Theo đó, nguyên nhân cốt lõi thường do tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, mức estrogen thấp sau mãn kinh, thừa cân, cơ vùng chậu yếu, tiêu thụ caffeine, rượu…

2. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức

Đây là tình trạng són tiểu khi ho, hắt hơi, cười, chạy, nhảy hoặc nâng đồ vật. Nguyên nhân chính là do cơ sàn chậu yếu, không còn hỗ trợ hiệu quả các cơ quan khác ở vùng chậu như bình thường. Lúc này, một số hoạt động của cơ thể cũng có khả năng gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Đây thường là vấn đề phổ biến của phụ nữ sau sinh hoặc nam giới từng trải qua phẫu thuật tuyến tiền liệt.

3. Tiểu không kiểm soát do tràn đầy

Tình trạng này xảy ra khi nước tiểu không được thải hết khỏi bàng quang sau mỗi lần đi vệ sinh, thay vào đó sẽ són tiểu lắt nhắt theo thời gian. Đây là vấn đề thường gặp ở những người mắc các bệnh lý mãn tính như chứng đa xơ cứng, tiểu đường đột quỵ… hay nam giới có kích thước tuyến tiền liệt lớn.

4. Tiểu không kiểm soát hỗn hợp

Loại tiểu không tự chủ này là sự kết hợp của nhiều vấn đề khác nhau dẫn đến hiện tượng són tiểu. Để cải thiện triệu chứng, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Tiểu đêm

Tiểu đêm là nỗi ám ảnh thầm kín của nhiều người bệnh. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì, do nguyên nhân nào? Khi xác định đúng nguyên nhân, bạn sẽ có cách khắc phục hiệu quả tình trạng khó chịu này.

Tiểu đêm là gì?

Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Vì thế, khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý ở thận hoặc một số vấn đề về chức năng sinh lý.

Triệu chứng tiểu đêm

Một người bình thường có thể ngủ 6 – 8 tiếng, không cần thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Người bệnh tiểu đêm sẽ thức dậy nhiều hơn 1 lần trong khi ngủ để đi tiểu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm người bệnh bị uể oải, thậm chí là suy nhược cơ thể. Khi nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, nếu trì hoãn chữa trị, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm từ bệnh.

Vì sao bị tiểu đêm nhiều lần?

1. Tiểu đêm do mất cân bằng dịch

Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm

Nếu bị mất cân bằng dịch trong cơ thể khiến lượng nước tiểu tăng trên 40ml/kg/24 giờ, người bệnh có thể đã:

  • Uống quá nhiều nước hay rượu bia.
  • Bị đái tháo đường.
  • Tăng canxi máu.
  • Suy thận mạn.

Tăng Sinh Lành Tính Tuyến Tiền Liệt

Tiểu nhiều về đêm

Tình trạng tiểu đêm mất ngủ được xác định khi số lượng nước tiểu đêm nhiều hơn 35% tổng lượng nước tiểu 24 giờ trong cả ngày. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Uống nước, rượu bia nhiều vào buổi tối.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu gần giờ ngủ.
  • Biến đổi tiết hormone chống lợi niệu.
  • Ứ máu tĩnh mạch gây phù.
  • Suy tim sung huyết gây tái phân bố dịch về đêm.

2. Tiểu đêm do vấn đề thần kinh

Dung tích bàng quang của một người trưởng thành có thể chứa 300 – 400ml nước tiểu. Khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ mắc tiểu. Trong khi, bàng quang lại được não, tủy sống đoạn S1 và S2, hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát. Do đó, những vấn đề liên quan tới thần kinh cũng có khả năng ảnh hưởng tới chức năng bàng quang, dẫn tới tình trạng tiểu đêm.

Một số bệnh thần kinh

Những rối loạn thần kinh thường gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần hoặc tiểu đêm gồm:

  • ội chứng chèn ép tủy sống.
  • Xơ cứng rải rác từng đám.
  • Parkinson.

Nếu nữ giới trên 60 tuổi thường xuyên bị bí tiểu khi đã loại trừ nguyên nhân tắc nghẽn bàng quang, bác sĩ có cơ sở nghi ngờ đến các bệnh về thần kinh.

Ngưng thở khi ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân gây tiểu đêm. Cụ thể, tình trạng ngưng thở khi ngủ có khả năng làm tăng tần suất tiểu đêm. Vì thế, việc điều trị bệnh lý ngưng thở khi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm.

3. Tiểu đêm do rối loạn đường tiểu dưới

Chức năng cô đặc nước tiểu giúp bạn ngủ suốt đêm mà không bị gián đoạn. Chức năng này sẽ kém hiệu quả dần theo tuổi tác. Ngoài ra, bệnh phì đại tuyến tiền liệt và các vấn đề tiết niệu cũng có thể gây viêm nhiễm, khiến bàng quang suy yếu, giữ nước tiểu kém, từ đó gia tăng tình trạng tiểu đêm. Những nguyên nhân cụ thể gồm:

  • Bệnh niệu đạo gây tắc nghẽn dòng chảy từ bàng quang.
  • Bàng quang hoạt động quá mức.
  • Quá nhạy cảm do bệnh lý hoặc mang thai.
  • Viêm bàng quang mô kẽ.
  • Nhiễm trùng đường niệu.

4. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp. Bệnh ảnh hưởng tới 50% nam giới trong độ tuổi 51 – 60. Tỷ lệ này tăng đến 90% ở người bệnh trên 80 tuổi.

Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy. Thành bàng quang cũng bị dày lên, gặp trở ngại khi làm trống nước tiểu. Người bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt nên đi khám càng sớm để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, cải thiện chứng tiểu đêm.

5. Tác động của một số loại thuốc

Tác động của một số loại thuốc có thể gây ra chứng đa niệu về đêm, đặc biệt là các loại thuốc lợi tiểu (điều trị huyết áp, điều trị ngoại biên ở bàn chân và mắt cá). Các loại thuốc điều trị thường gây tiểu đêm gồm Furosemide, Demeclocycline, Methoxyflurane, Lithium, Propoxyphene, Phenytoin.

Biến chứng tiểu đêm

Nếu tần suất tiểu đêm dày đặc nhưng không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng thần kinh: Đi tiểu 2 – 3 lần trong đêm gây mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, trí nhớ sụt giảm, mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Tiểu đêm nhiều nhiều lần ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch do phải thức dậy nhiều lần, giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Tổn thương lâu dài: Tiểu đêm do những bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, tiểu đường hay bệnh thận, nếu trì hoãn điều trị có thể gây tổn thương khó hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có Thể Bạn Quan Tâm
Tư Vấn Điều Trị Bệnh
Tin Tức
Chính Sách Bán Hàng
Xuất Xứ Rõ Ràng

Sản phẩm 100% tự nhiên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Giao Hàng Toàn Quốc

Nhận hàng tại nhà, được kiểm tra hàng trước khi thanh toán...

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...

Icon Bệnh Ung Thư

Bệnh Ung Thư

Icon Bệnh Tim Mạch

Bệnh Tim Mạch

Bệnh Phổi

Icon Bệnh Gan

Bệnh Gan

Icon Bệnh Dạ Dày

Bệnh Dạ Dày

Icon Bệnh Sỏi Thận

Bệnh Sỏi Thận

Icon Bệnh Mất Ngủ

Bệnh Mất Ngủ

Icon Bệnh Huyết Áp

Bệnh Huyết Áp

Icon Bệnh Xương Khớp

Bệnh Xương Khớp

Icon Bệnh Gout

Bệnh Gout

Icon Bệnh Viêm Xoang

Bệnh Viêm Xoang

Icon Bệnh Tiểu Đường

Bệnh Tiểu Đường

Icon Bệnh Mỡ Máu

Bệnh Mỡ Máu

Icon Bệnh béo Phì

Bệnh Béo Phì

Icon Bệnh Da Liễu

Bệnh Da Liễu

Icon Bệnh Nam Khoa

Bệnh Nam Khoa

Icon Bệnh Phụ Khoa

Bệnh Phụ Khoa

Icon Bệnh Trĩ

Bệnh Trĩ