Chat ngay

HOTLINE

0915.641.336

Huyết Áp Cao

Icon Kim Q

 

 

 

  Nhà thuốc nam

 Kim quy diệu dược   –   Điện thoại, Zalo: 091 564 1336

Huyết áp cao

Thuốc Huyết Áp Cao

Bài thuốc huyết áp cao.

  • – Bệnh huyết áp cao đa số là dạng bệnh tiên phát không chữa khỏi được, bài thuốc loại này có tác dụng hạ và ổn định huyết áp, có 2 bài thuốc hạ huyết áp:

Bài 1, Cao huyết áp thể nhẹ: Dùng cho bệnh nhân cao huyết áp độ 1, hoặc độ 2.

Bài 2, Cao huyết áp thể nặng: Dùng cho bệnh nhân cao huyết áp độ 3, bài này còn có tác dụng giảm khả năng bị đột quỵ do huyết áp quá cao.

  • – Bài thuốc chữa khỏi bệnh huyết áp cao:

Bệnh nhân nào muốn chữa khỏi bệnh huyết áp cao, thì cần đi khám bệnh tổng thể và gửi kết quả cho chúng tôi, một số trường hợp bệnh huyết áp cao có thể chữa khỏi được chúng tôi sẽ làm riêng cho bệnh nhân 1 bài thuốc phù hợp.

Nếu không có những bệnh khác gây huyết áp cao, thì bệnh có thể chữa khỏi được sau 2-6 tháng tùy mức độ bệnh nhẹ hay nặng.

Thông tin thêm về bệnh huyết áp cao:

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.

Hệ Thuần Hoàn Máu

Hệ tuần hoàn máu

  1. Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

    Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;

    Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;

    Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;

    Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

  1. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

    Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.

    Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

    Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;

    Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;

    Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;

    Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;

    Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;

    Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;

    Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg

    Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg. Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

  1. Triệu chứng cao huyết áp

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

  1. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…

Một bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có Thể Bạn Quan Tâm
Tư Vấn Điều Trị Bệnh
Tin Tức
Chính Sách Bán Hàng
Xuất Xứ Rõ Ràng

Sản phẩm 100% tự nhiên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Giao Hàng Toàn Quốc

Nhận hàng tại nhà, được kiểm tra hàng trước khi thanh toán...

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...

Icon Bệnh Ung Thư

Bệnh Ung Thư

Icon Bệnh Tim Mạch

Bệnh Tim Mạch

Bệnh Phổi

Icon Bệnh Gan

Bệnh Gan

Icon Bệnh Dạ Dày

Bệnh Dạ Dày

Icon Bệnh Sỏi Thận

Bệnh Sỏi Thận

Icon Bệnh Mất Ngủ

Bệnh Mất Ngủ

Icon Bệnh Huyết Áp

Bệnh Huyết Áp

Icon Bệnh Xương Khớp

Bệnh Xương Khớp

Icon Bệnh Gout

Bệnh Gout

Icon Bệnh Viêm Xoang

Bệnh Viêm Xoang

Icon Bệnh Tiểu Đường

Bệnh Tiểu Đường

Icon Bệnh Mỡ Máu

Bệnh Mỡ Máu

Icon Bệnh béo Phì

Bệnh Béo Phì

Icon Bệnh Da Liễu

Bệnh Da Liễu

Icon Bệnh Nam Khoa

Bệnh Nam Khoa

Icon Bệnh Phụ Khoa

Bệnh Phụ Khoa

Icon Bệnh Trĩ

Bệnh Trĩ