Nhà thuốc nam
Kim quy diệu dược – Điện thoại, Zalo : 091 564 1336
BÉO PHÌ, GIẢM BÉO, TIÊU MỠ
- Bài thuốc chữa bệnh
Thuốc béo phì, thừa cân
Bài thuốc có tác dụng tiêu mỡ, giảm cân khá tốt, giảm mỡ bụng, phệ bụng.
Giá tham khảo:
- Tham khảo thêm về bệnh
BÉO PHÌ
Béo phì không đơn giản là vấn đề thẩm mỹ mà là một tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và một số loại ung thư. Giảm cân có thể giúp cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về bệnh béo phì.
Béo phì là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm
- Béo phì là gì?
Thừa cân béo phì là tình trạng chất béo trong cơ thể tích tụ bất thường hoặc quá mức, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo WHO, năm 2016 trên thế giới có hơn 1,9 tỷ người trên 18 tuổi bị thừa cân, trong đó có hơn 650 triệu người bị béo phì. Con số này tương đương 39% dân số thế giới bị thừa cân và 13% bị béo phì. Béo phì cũng là một tình trạng đang ngày càng phổ biến ở trẻ em. Năm 2016 có hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì.
Béo phì có thể được phân loại theo độ tuổi hoặc sự phân bố mỡ như sau:
Phân loại theo tuổi:
– Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành .
– Béo phì thiếu niên.
Phân loại theo sự phân bố mỡ:
– Béo phì dạng nam: mỡ tập trung chủ yếu ở gáy, cổ, mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn.
– Béo phì dạng nữ: mỡ tập trung chủ yếu ở đùi, mông, cẳng chân.
– Béo phì hỗn hợp: mỡ phân bố khá đồng đều.
Vậy làm cách nào để biết bạn có đang thừa cân hoặc béo phì không? Có một cách rất đơn giản đó là tính chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) dựa trên cân nặng và chiều cao.
- Đánh giá mức độ béo phì theo chỉ số BMI
Chỉ số BMI của người lớn được tính như sau: BMI = trọng lượng (kg) ÷ (chiều cao x chiều cao)(m). Ví dụ: Một người cao 1,8m, nặng 75kg thì BMI = 72 ÷ (1.8 x 1.8) = 22,2
Dựa vào chỉ số BMI để đánh giá mức độ béo phì theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là:
– BMI < 18,5: Gầy
– BMI từ 18,5 – 24,9: Bình thường
– BMI từ 25 – 29,9: Tăng cân
– BMI từ 30 – 34,9: Béo phì độ 1
– BMI từ 35 – 39,9: Béo phì độ 2
– BMI ≥ 40: Béo phì độ 3
Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm của người châu Á, nhiều nước trong đó có Việt Nam áp dụng theo bảng tiêu chuẩn dưới đây:
– BMI < 18,5: Gầy
– BMI từ 18,5 – 22,9: Bình thường
– BMI từ 23 – 24,9: Tăng cân (nguy cơ béo phì)
– BMI từ 25 – 29,9: Béo phì độ 1
– BMI ≥ 30: Béo phì độ 2
Chỉ số BMI không đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể, do đó ở một số đối tượng như vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI cao mặc dù họ không có mỡ thừa.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên 5-19 tuổi, BMI sẽ được tính dựa vào giới tính và độ tuổi cụ thể theo tiêu chuẩn của WHO. Đánh giá nhanh sự tăng trưởng của trẻ bằng công thức đánh giá của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
- Nguyên nhân béo phì? Ai có nguy cơ bị béo phì?
Dưới đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến béo phì:
- Ăn nhiều
Ăn nhiều calo hơn mức mà cơ thể sử dụng hàng ngày trong một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì. Béo phì liên quan đến ăn nhiều có thể là do:
– Thức ăn nhanh.
– Thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
– Thực phẩm chứa nhiều carbohydrat (đặc biệt là đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bia rượu…).
– Do thói quen ăn uống của gia đình.
– Ăn nhiều do bệnh lý tâm thần (rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống vô độ…)
Sử dụng thức ăn nhanh chiên ngập dầu làm tăng nguy cơ béo phì
- Ít vận động
Ít vận động, ít sử dụng năng lượng dẫn đến calo dư thừa và tích lũy dần theo thời gian. Ít vận động kết hợp với ăn nhiều là nguyên nhân gây ra béo phì phổ biến nhất. Những đối tượng có thể bị béo phì do ít vận động là:
– Có lối sống tĩnh tại.
– Nghề nghiệp ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế…
– Hạn chế vận động do tuổi tác, bệnh lý.
- Di truyền
Di truyền đóng một vai trò đáng kể trong bệnh béo phì, ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý thức ăn thành năng lượng và cách lưu trữ chất béo trong cơ thể. Gia đình có bố và mẹ béo phì thì khả năng con cái bị béo phì lên đến 80%, trong khi bố mẹ không béo phì thì tỷ lệ này chỉ có 7%.
- Nguyên nhân nội tiết
– Hội chứng Cushing
– Hội chứng buồng trứng đa nang
– Hội chứng Prader-Willi
– U tiết insulin
– Suy giáp
- Béo phì có thể gây ra biến chứng gì? Tác hại của béo phì?
Béo phì không chỉ là tăng cân đơn thuần, nó là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị có thể đe dọa cuộc sống và tính mạng của người bệnh.
Béo phì là hội chứng chuyển hóa có thể dẫn đến nhiều hội chứng chuyển hóa khác:
– Tiền đái tháo đường.
– Đái tháo đường type 2.
– Rối loạn lipid máu.
– Rối loạn chuyển hóa acid uric, có thể gây cơn gout cấp.
Béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch:
– Tăng huyết áp.
– Xơ vữa động mạch.
– Thiếu máu cơ tim.
– Nhồi máu cơ tim.
– Đột quỵ: xuất huyết não và thiếu máu cục bộ.
Béo phì có thể gây ra các bệnh hệ tiêu hóa:
– Gan nhiễm mỡ, tiến triển thành viêm gan mỡ, xơ gan.
– Sỏi túi mật.
– Viêm tụy cấp.
– Trào ngược dạ dày thực quản.
Béo phì gây biến chứng ở phổi:
– Suy chức năng hô hấp.
– Ngưng thở khi ngủ.
Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp:
– Thoái hóa khớp.
– Thoát vị đĩa đệm.
– Trượt cột sống.
Các biến chứng khác của béo phì:
– Đục thủy tinh thể liên quan đến kháng insulin.
– Giảm khả năng sinh dục.
– Rối loạn kinh nguyệt.
– Chứng rậm lông.
– Tăng nguy cơ ung thư (nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, túi mật, thận và đại tràng).
– Sừng hóa gan bàn tay, bàn chân.
– Rạn da.
– Biến chứng thai kỳ: nhiễm độc thai nghén, khó sinh.
Các nguy cơ biến chứng này tăng lên cùng mức độ béo phì. Trẻ em bị béo phì có nguy cơ béo phì, tử vong sớm và tàn tật cao hơn khi trưởng thành. Ngoài ra, trẻ béo phì có thể bị khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, bệnh tim mạch sớm, kháng insulin và ảnh hưởng tâm lý.
Nguồn tin: Bệnh viện Đại Học Y Dược 1.
Một bình luận
Thuốc chữa bệnh hiệu quả tổt. Bụng tôi còn xẹp hẳn luôn