Nhà thuốc nam
Kim quy diệu dược – Điện thoại, Zalo : 091 564 1336
VẨY NẾN
- Bài thuốc chữa bệnh Vảy nến:
Bài thuốc có tác dụng rất tốt, đa số bệnh nhân khỏi bệnh sau thời gian khoảng 3-4 tháng.
Thuốc chữa bệnh vảy nến.
Giá tham khảo:
- Tham khảo thêm về bệnh
Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến. Người bệnh mắc vảy nến thường bị ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, ửng đỏ, bong tróc da. Vảy nến nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây nhiễm trùng da, viêm khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân,…
- Các loại bệnh vảy nến thường gặp
1.1 Vảy nến thể mảng
Dạng vảy nến này tạo ra những vùng da viêm, đỏ; được bao phủ bởi các lớp vảy hoặc mảng bám có màu bạc trắng. Các vùng da thể hiện tình trạng bệnh này thường được nhận thấy ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu.
Vẩy nến thể mảng thường xuất hiện ở khuỷu tay
1.2 Vảy nến thể giọt
Vảy nến thể giọt gây ra các đốm da nhỏ có màu hồng. Các vị trí thường có triệu chứng này thường nằm ở các điểm như phần thân, cánh tay và chân. Các đốm da này thường hiếm khi có độ dày hoặc trồi lên trên bề mặt da như ở dạng vảy nến thể mảng.
1.3 Vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ thường xuất hiện ở những người trưởng thành. Nó khiến làn da trở nên viêm và xuất hiện những bọc mủ trắng. Dạng vảy nến này thường chỉ giới hạn tại những địa điểm nhỏ hơn trên làn da, như bàn tay hoặc chân, nhưng vẫn có thể lan rộng.
1.4 Vảy nến thể đảo ngược
Dạng vảy nến này gây ra những vùng da viêm nhiễm có màu đỏ sáng óng ánh. Những vùng da này phát triển tại các vùng như nách, ngực, háng, hoặc tại xung quanh các nếp da gấp của bộ phận sinh dục.
1.5 Vảy nến thể đỏ da toàn thân
Dạng vảy nến này khiến làn da người bệnh trông như bị cháy nắng. Các vùng vảy da thường bong tróc theo một mảng lớn. Ở những bệnh nhân mắc dạng vảy nến thể đỏ da toàn thân thì việc bị sốt và ốm nặng là rất dễ xảy ra. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc phải, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng.
Vảy nến thể đỏ da toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng
- Vảy nến có lây không?
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da, vì vậy bệnh không thể truyền từ người này sang người khác được. Việc chạm vào một phần thương tổn do vảy nến trên cơ thể một người sẽ không làm cho người chạm mắc bệnh.
- Nguyên nhân của vảy nến?
3.1 Hệ miễn dịch
Các bệnh tự miễn là hệ quả khi mà cơ thể tấn công chính bản thân nó. Ở trường hợp bệnh vảy nến, một loại tế bào bạch cầu là tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.
Ở cơ thể một người bình thường, các tế bào bạch cầu được triển khai để tấn công và phá hủy các vi khuẩn xâm nhập và đối kháng với sự nhiễm trùng.
Trong trường hợp của bệnh vảy nến, các tế bào này có sự nhầm lẫn gây ra sự sản xuất quá nhiều các tế bào da. Điều này khiến những lớp tế bào da mới phát triển quá nhanh, bị đẩy lên bề mặt da và bắt đầu chồng chất với các tế bào da khác. Những tác động lên tế bào da còn khiến các vùng da bị viêm đỏ phát triển.
3.2 Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn có một người mắc bệnh vảy nến, thì khả năng bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Có xấp xỉ 2 đến 3% người mắc bệnh vảy nến do di truyền trên tổng số người mắc, theo Tổ chức Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPF).
Nguồn tin trích dẫn: Vinmec.