Nhà thuốc nam
Kim quy diệu dược – Điện thoại, Zalo: 091 564 1336
Sỏi thận, Tiết niệu
- Bài thuốc chữa sỏi thận, tiết niệu:
Thuốc chữa sỏi thận KimQ.
Đây là một trong số ít bài thuốc chất lượng hàng đầu thị trường chữa sỏi thận, sỏi niệu.
Thuốc có tác dụng chống viêm, tiêu sỏi, thải sỏi nhanh và hiệu quả, làm giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Với đa số bệnh nhân, chỉ mắc bệnh ở mức độ nhẹ, dùng bài thuốc này thường khỏi sau 1-2 liệu trình.
Với bệnh nặng thì phải dùng tới 3-4 liệu trình.
Giá tham khảo: 1.500.000đ/ 1 liệu trình.
2. Thông tin về Sỏi tiết niệu:
Sỏi tiết niệu là một trong những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh đường tiết niệu ở cả nam và nữ. Khi sỏi không gây bế tắc đường tiết niệu, thì chúng không gây triệu chứng gì trầm trọng hay tổn thương gì đáng kể. Tuy nhiên, khi sỏi gây bế tắc, sẽ gây đau đớn, nhiễm trùng và suy giảm chức năng thận, thậm chí tử vong.
Sỏi tiết niệu hình thành do sự lắng đọng, kết tinh của các chất tạo sỏi.
Phân loại
Có hai cách phân loại sỏi: theo thành phần hoá học, hoặc theo vị trí của sỏi:
1. Phân loại theo thành phần hoá học
- Sỏi Calci là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalate, Calci Phosphate, sỏi rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu.
- Sỏi Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, có màu vàng và hơi bở, sỏi loại này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
- Sỏi Cystine: bề mặt trơn láng, có nhiều cục và ở cả hai thận.
- Sỏi Urate: có thể kết tủa ngay trong chủ mô thận, không cản quang nên không thấy được trên phim X-quang.
Phân loại sỏi tiết niệu qua thành phần hóa học.
Phân loại theo vị trí
Đây là phân loại được áp dụng trên lâm sàng bởi nó quyết định đến lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Phân loại sỏi tiết niệu theo vị trí.
- Sỏi trong thận, gồm sỏi đài thận và sỏi bể. Sỏi có thể có thể gây cơn đau quặn thận, gây nhiễm trùng và biến chứng trầm trọng
- Sỏi niệu quản: Đa số là do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu, gây “cơn đau quặn thận” với đặc điểm: cơn đau xuất hiện đột ngột, cường độ đau tăng nhanh và kịch phát. Bệnh nhân thường lăn lộn, không có tư thế giảm đau, vị trí đau từ hông lưng lan trước bụng xuống vùng hố chậu cùng bên. Bệnh nhân thường có cảm giác bí tiểu, tiểu lắt nhắt, gắt buốt, có thể tiểu máu.
- Sỏi bàng quang: 80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bọng đái, niệu đạo như phì đại tuyến tiền liệt, van niệu đạo sau, hẹp niệu đạo… Do đường niệu đạo khác nhau mà sỏi này thường gặp ở người nam lớn tuổi, ít gặp ở nữ. Sỏi gây tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng.
- Sỏi niệu đạo: sỏi từ bàng quang theo dòng nước tiểu chui xuống niệu đạo và bị mắc kẹt không tiểu ra được. Sỏi gây bí tiểu cấp làm cho người bệnh vô cùng khó chịu, có thể có chảy máu niệu đạo.